Nghĩa trong tôn giáo Thượng_đế

Trong tiếng Việt, Thượng đế là vị thần tối cao duy nhất cai quản tất cả. Tuỳ vào tôn giáo có tin vào việc có thuyết sáng thế hay không, mà Thượng đế là đấng sáng thế hoặc chỉ là đấng cai trị, và Thượng đế mang các tên riêng.

Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham

  • Thượng đế trong Do Thái giáo có danh hiệu là Đấng Tự Hữu - YHWH (yé-ho-wa-hé) (phát âm tiếng Việt là Gia-vê, hoặc Giê-hô-va), cũng còn gọi là Thiên Chúa, hoặc Đức Chúa Trời, tức là Chủ tể của Trời và Đất vì Ngài là Đấng Tạo hóa nên vạn vật từ hư không.
  • Thượng đế trong Kitô giáo cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo vì Kitô giáo tuyên bố họ là tôn giáo kế thừa và kiện toàn Do Thái giáo. Mặc dù Kitô giáo thường không gọi Thiên Chúa của họ là YHWH như Do Thái giáo, họ tin thuyết Thiên Chúa Ba Ngôi. Kitô giáo dùng chung một số bản Thánh Kinh cổ truyền của Do Thái giáo gọi là Cựu Ước để phân biệt với các bản Thánh Kinh từ sau Giêsu gọi là Tân Ước.
  • Thượng đế trong Hồi giáoAllah, có nghĩa là (ông trời). Người Hồi giáo tin rằng Allah cũng chính là Thiên Chúa của Do Thái giáo và Kitô giáo (từ Allah cũng được tín đồ Ki-tô giáo dùng tiếng Ả Rập sử dụng để chỉ Đấng Sáng Thế của họ). Cách gọi khác là cha trời, chúa trời. Hơn nữa, Allah có 99 tên gọi ("Những cái tên tốt nhất"), mỗi trong số đó đều gợi lên một thuộc tính riêng biệt của Ngài.[7]
  • Thượng đế trong tôn giáo Bahá'í được gọi bằng nhiều cái tên gọi để ghi nhớ các thuộc tính của Ngài. Mặc dù Ngài được gọi bằng nhiều tên, Thượng đế là một, và Ngài là nguồn gốc của tất cả các tôn giáo thiêng liêng.[8]

Các tôn giáo Dharma

  • Thượng đế trong Ấn Độ giáoBrahma (cả Brahma, Vishnu, Shiva chỉ là những hình dạng của cùng một vị thần tối cao trong đạo Bà La Môn-Ấn Độ giáo)
  • Thượng đế trong Phật giáo là Phạm Thiên Vương. Thực ra trong Phật Pháp, không có thượng đế, mà cũng không có nói thượng đế là người tạo hóa, Phạm Thiên Vương chỉ là một trong các vị thiên vương (ông trời) ở trên các tầng trời, do công đức tu hành cao nên khi hết một báo thân, chúng sanh đó được sanh lên các tầng trời theo nghiệp báo của họ, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi vòng sinh tử. Phạm Thiên Vương là vua cảnh trời Đại Phạm, Ngài có quyền ở cõi Sơ Thiền, hay còn gọi là cõi Phạm Thiên. Ngài cai quản Tam thiên đại thiên thế giới tức cõi thế giới Ta bà này (rộng tới 1 tỷ tiểu thế giới, 1 thế giới bằng 1 hệ ngân hà hoặc lớn hơn) (cõi Ta bà chỉ là khu hóa độ chúng sanh của Phật Thích Ca, mỗi một vị Phật đều có khu hóa độ riêng). Ngài có khuyên Đức Thích Ca xuất gia. Ngài cũng có cầu thỉnh Đức Phật Thích Ca thuyết pháp nhiều lần. Trong những dịp đưa và rước Phật một cách long trọng như lúc Phật từ cảnh Thiên Đạo Lỵ mà trở về cõi người, thì Phạm Thiên Vương và Đế Thích thường theo chầu Phật, Đế Thích cầm bạch phất đuổi ruồi cho Phật, Phạm Thiên Vương cầm bảo cái (lọng báu) che cho Phật. Khi Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa để truyền cái Phật quả cho chư Bồ Tát, Phạm Thiên Vương có hiện đến với một vạn hai ngàn chư Thiên trong Phạm giới mà dự nghe một cách cung kính.

Khi Đức Thích Ca thành Phật, có một vị Phạm Thiên tên là Sahampati hiện đến cầu Đức Thích Ca đi truyền đạo cứu đời, không rõ có phải là cùng một vị hay không. Và đến khi Phật nhập Niết bàn, cũng Phạm Thiên Sahampati hiện lại mà tỏ lời thương tiếc.Tùng theo Phạm Thiên Vương có những vị Phạm Phụ, tương đương quan chức của cõi Sơ Thiền, và các Phạm Chúng, tương đương dân chúng ở đó."

  • Thượng đế trong Sikh giáo là Waheguru, Chúa kỳ diệu, Đấng phân tán bóng tối của sự thiếu hiểu biết và ban cho ánh sáng của sự thật, kiến thức và sự giác ngộ. Ngài đã tạo ra vũ trụ và con người, và là đấng tối cao trong tất cả các tôn giáo.

Các tôn giáo khác